NHÀ PHỐ 1 TRỆT 1 LẦU - GIÁ BÁN TỪ 600 TRIỆU CĂN

Khu đô thị mới nam Phan Thiết
Vị trí: Xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận
Chủ đầu tư: Công ty CP Hoàng Quân Bình Thuận
Công ty bán nhà hoàng thiện - Nhà phố 1 trệt 1 lầu
Diện tích sàn từ 78 - 100m2 (Nhà 1 trệt 1 lầu nhà như hình)
Giá bán từ:620 triệu đồng 1 căn (giai đoạn 1)
Liên hệ chủ đầu tư: 
ĐT: 02523 604 579 - 0916 166 146 Phòng Kinh Doanh
Bộ phận Kinh Doanh làm việc từ thứ  2 đến Chủ nhật hằng tuần








Khu đô thị mới nam Phan Thiết
Vị trí: Xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận
Chủ đầu tư: Công ty CP Hoàng Quân Bình Thuận
Công ty bán nhà hoàng thiện - Nhà phố 1 trệt 1 lầu
Diện tích sàn từ 78 - 100m2 (Nhà 1 trệt 1 lầu nhà như hình)
Giá bán từ: 620 triệu đồng 1 căn (giai đoạn 1)
Liên hệ chủ đầu tư: 
ĐT: 02523 604 579 - 0916 166 146 Phòng Kinh Doanh
Bộ phận Kinh Doanh làm việc từ thứ  2 đến Chủ nhật hằng tuần







Khu đô thị mới nam Phan Thiết - Phòng khách

Khu đô thị mới nam Phan Thiết - Phòng ngủ






 Khu đô thị mới nam Phan Thiết
Vị trí: Xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận
Chủ đầu tư: Công ty CP Hoàng Quân Bình Thuận
Công ty bán nhà hoàng thiện - Nhà phố 1 trệt 1 lầu
Diện tích sàn từ 78 - 100m2 (Nhà 1 trệt 1 lầu nhà như hình)
Giá bán từ: 620 triệu đồng 1 căn (giai đoạn 1)
Liên hệ chủ đầu tư: 
ĐT: 02523 604 579 - 0916 166 146 Phòng Kinh Doanh
Bộ phận Kinh Doanh làm việc từ thứ  2 đến Chủ nhật hằng tuần



BT- Theo kế hoạch, Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 22/9 tại TP. Phan Thiết với mục tiêu giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của Bình Thuận. Thông qua đó sẽ thu hút, huy động các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế trong lẫn ngoài nước mà cụ thể là hướng tới tập trung kêu gọi đầu tư vào 3 trụ cột chính. Trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng tái tạo được Bình Thuận kỳ vọng sẽ góp phần sớm đưa kinh tế - xã hội địa phương phát triển tương xứng…

Điện mặt trời - tiềm năng thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Bình Thuận. Ảnh: Ngọc Lân
Hiện lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đang đóng góp khoảng 31% vào GRDP của tỉnh, hơn nữa Bình Thuận cũng được quy hoạch là Trung tâm Năng lượng mang tầm quốc gia với tổng công suất trên 12.000 MW vào năm 2020. Đến nay 35 nhà máy điện đã đưa vào hoạt động với tổng công suất hơn 6.000 MW, có sản lượng điện thiết kế của các nhà máy điện đạt khoảng 30,6 tỷ kWh/năm. Bao gồm: 4 nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân (công suất 4.224 MW), 6 nhà máy thủy điện (819,5 MW), 1 nhà máy điện diesel đảo Phú Quý (10 MW), 3 nhà máy điện gió (60 MW) và 21 nhà máy điện mặt trời (903,5 MW).
Riêng về năng lượng tái tạo, với nguồn tài nguyên gió dồi dào nên thời gian qua Bình Thuận thu hút khá nhiều dự án điện gió và hiện có 20 dự án đăng ký đầu tư với tổng công suất được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương phê duyệt là 812,5 MW. Đến nay 3 dự án (60 MW) đã đi vào hoạt động với sản lượng điện đạt khoảng 140 triệu kWh/năm, đó là các dự án: Phong Điện 1 - Bình Thuận (giai đoạn 1 - 30 MW), Phú Lạc (giai đoạn 1 - 24 MW), Phú Quý (6 MW)… Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý chủ trương cho Công ty Enterprize Energy nghiên cứu khảo sát dự án điện gió ngoài khơi Kê Gà (Hàm Thuận Nam) có công suất đề xuất lên đến 3.400 MW. Dự án quy mô hàng đầu châu lục dự kiến thực hiện đầu tư vào giai đoạn 2020 - 2030, hiện nay nhà đầu tư đang lập hồ sơ bổ sung Quy hoạch điện lực quốc gia. Thời gian qua còn có một số nhà đầu tư khác cũng đã đăng ký khảo sát các dự án điện gió ngoài khơi biển Bình Thuận với tổng công suất đề xuất khoảng 3.000 MW.
Bên cạnh điện gió, Bình Thuận luôn là “địa chỉ” có sức hút đối với các nhà đầu tư dự án điện mặt trời nhờ lợi thế về thời tiết ít mưa, số giờ nắng cao và bức xạ nhiệt ổn định. Theo Sở Công thương, đến nay trên địa bàn tỉnh có 95 dự án điện mặt trời với tổng công suất đề xuất, đăng ký đầu tư khoảng 6.047 MWp (tương đương 4.847 MW). Trong đó 28 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương phê duyệt bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực, 60 dự án được UBND tỉnh trình cấp thẩm quyền thẩm định bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực…
Từ điều kiện địa phương, ngành công nghiệp đang được địa phương khuyến khích phát triển, đặc biệt công nghiệp chế biến, chế tạo xác định là ngành công nghiệp chủ lực. Thực tế cũng cho thấy, ngành công nghiệp sản xuất điện trên địa bàn tỉnh từng bước thể hiện bước tăng trưởng đột phá, góp phần sớm đưa Bình Thuận trở thành Trung tâm Năng lượng mang tầm quốc gia. Song song đó, địa phương cũng mong muốn thu hút thêm dự án quy mô để tập trung đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh. Có thể kể đến hải sản đông lạnh và khô, hải sản đóng hộp, nước mắm, đồ gỗ chế biến, mủ cao su, may mặc, giày dép các loại, hạt điều nhân, rau quả sấy khô - sấy dẻo, thức ăn gia súc… Qua đó song hành cùng địa phương tiếp tục khai thác tối ưu và hiệu quả những tiềm năng, lợi thế mà Bình Thuận đang sở hữu
(Trên địa bàn tỉnh có 95 dự án điện mặt trời với tổng công suất đề xuất, đăng ký đầu tư khoảng 6.047 MWp (tương đương 4.847 MW). Trong đó 28 dự án đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương phê duyệt bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực, 60 dự án được UBND tỉnh trình cấp thẩm quyền thẩm định bổ sung Quy hoạch phát triển điện lực…)
ST

Khoảng 400 đại biểu là lãnh đạo Trung ương và một số tỉnh, thành phố; khách quốc tế; các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tham dự hội nghị.

Thông qua diễn đàn lần này, tỉnh Bình Thuận sẽ giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, danh mục dự án ưu tiên thu hút đầu tư. Trong đó có ba lĩnh vực chính gồm: du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, thương mại, khu đô thị, khu dân cư; công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo; nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. 

Bình Thuận sở hữu nhiều ưu thế để phát triển bứt phá

Đặc biệt, lĩnh vực du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Thông qua Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019, Bình Thuận sẽ hiện thực hóa Quyết định số 1772/QĐ-TTg về việc quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Tỉnh sẽ tập trung kêu gọi các dự án du lịch cao cấp, các khu vui chơi – giải trí cao cấp, các dự án thương mại, đô thị, khu dân cư; ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển trung tâm du lịch – thể thao biển mang tầm quốc gia; xây dựng gắn kết giữa quy hoạch phát triển du lịch và phát triển đô thị biển, hạ tầng đô thị kết hợp du lịch; phát triển thương hiệu du lịch “Hàm Tiến - Mũi Né” là điểm đến ưa chuộng của nhiều du khách quốc tế.

Bình Thuận kỳ vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ để phát triển nơi đây thành một điểm đến hấp dẫn, tạo ra các địa điểm vui chơi, giải trí phục vụ ngành du lịch để có cơ sở tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch đến tỉnh.

Tỉnh sẽ ưu tiên kêu gọi các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại huyện đảo Phú Quý đảm bảo các tiêu chí về thân thiện môi trường, bảo tồn hệ sinh thái biển đảo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế biển cho toàn tỉnh. Tỉnh cũng sẽ kêu gọi đầu tư các dự án dịch vụ du lịch, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ, kinh doanh hỗ trợ trong lĩnh vực du lịch vào ban đêm, nhằm thúc đẩy kinh tế ban đêm của địa phương.

Với lĩnh công nghiệp xây dựng, tỉnh tập trung kêu gọi đầu tư vào công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ - hải sản; chế biến sâu các loại khoáng sản; chế biến thành phẩm từ nguồn tro xỉ; các dự án sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện - điện tử, mở rộng, phát triển năng lượng sạch.


Công nghiệp là một trong 3 trụ cốt chính Bình Thuận tập trung kêu gọi đầu tư

Theo thống kê, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng đang đóng góp khoảng 31% vào GRDP của tỉnh. Đặc biệt, Bình Thuận được quy hoạch là trung tâm năng lượng quốc gia với tổng công suất trên 12.000 MW vào năm 2020.

Do vậy, Bình Thuận đặt mục tiêu sớm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng để đón đầu làn sóng doanh nghiệp quốc tế đang chuyển hướng đầu tư dưới tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tỉnh sẽ tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án thứ cấp vào các khu công nghiệp, sử dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, chú trọng các dự án đảm bảo thân thiện với môi trường.

Ở lĩnh vực nông nghiệp, Bình Thuận sẽ tiếp tục kêu gọi các dự án nông nghiệp thông minh, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Tỉnh cũng đồng thời xây dựng chuỗi giá trị trồng trọt, chăn nuôi, chế biến tiêu chuẩn quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.
 

Nông nghiệp Bình Thuận sở hữu nhiều ưu thế phát triển

Ban tổ chức dự kiến, hội nghị xúc tiến đầu tư lần này sẽ chứng kiến lễ trao quyết định và ký kết biên bản ghi nhớ 21 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 430.000 tỉ đồng.

Từ những kết quả đạt được sau thành công của Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2017, UBND tỉnh Bình Thuận kỳ vọng, Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019 sẽ tạo động lực cho các hoạt động thu hút đầu tư, đối ngoại của tỉnh trong giai đoạn 2019-2020, định hướng 2021-2025.

Mặt khác, việc tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019 sẽ tranh thủ, tận dụng được làn sóng đầu tư trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch từ các trung tâm, đô thị lớn trong cả nước đến các tỉnh lân cận.

Hiện nay, thị trường đầu tư các khu đô thị, dân cư, bất động sản du lịch đang chững lại ở TP.HCM, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng,...các nhà đầu tư chiến lược đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới ở các tỉnh lân cận, trong đó có Bình Thuận. Bên cạnh đó, quỹ đất và chi phí đầu tư tại các khu công nghiệp của TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đã bắt đầu bão hòa và xu hướng mở rộng đầu tư của các tập đoàn lớn sẽ dịch chuyển đến các địa phương lân cận.
ST

Ngày 22/9, tỉnh Bình Thuận sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2019 với mục tiêu thu hút các dự án đầu tư, cũng như giới thiệu tiềm năng và thế mạnh của Bình Thuận với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sau Hội nghị xúc tiến đầu tư của tình Bình Thuận năm 2017, đến nay Bình Thuận đã đạt được những bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế và đầu tư. Theo đó, GRDP bình quân đầu người năm 2018 là 2.251 USD, tăng 13,75% so với năm 2017. Trong 06 tháng đầu năm 2019 tiếp tục phát triển ổn định, đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ năm trước, đáng chú ý là: Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng khá, GRDP ước tăng 8,46%.


Trong năm 2018, lượng khách đến du lịch tại tỉnh đạt khoảng 5.752.110 lượt người, tăng 12,08% so với năm 2017. Tổng thu từ khách du lịch đạt 12.864 tỷ đồng, tăng 18,98% so với năm 2017.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã chấp thuận đầu tư cho 264 dự án với tổng số vốn đăng ký là 53.031 tỷ đồng.

Để đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, sân bay Phan Thiết được nâng cấp quy mô từ cấp 4C lên cấp 4E, kéo dài đường cất hạ cánh từ 2.400 m lên 3.050 m; công suất thiết kế 2.000.000 hành khách/năm, chi phí đầu tư 11.000 tỷ đồng. Hàng loạt dự án giao thông lớn cũng được khởi động đầu tư như cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, Phan Thiết – Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo – Cam Lâm dự kiến sẽ sớm được giao mặt bằng và khởi công sớm vào cuối năm 2019...

Bên cạnh đó, nhằm tạo đà phát triển lĩnh vực trụ cột là du lịch, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1772/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2018.

Xúc tiến đầu tư Bình Thuận 2019: Kỳ vọng vào sự bứt phá về hạ tầng và các dự án du lịch cao cấp, khu đô thị ven biển - Ảnh 1.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2019 được tổ chức tới đây nằm mời gọi trực tiếp các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, có uy tín và năng lực cao đầu tư vào các dự án trọng điểm, có giá trị tích cực lan tỏa cao trong tỉnh; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và góp phần thúc đẩy phát triển các khu vực đô thị trong tỉnh. Và cũng là cơ hội để tỉnh gặp gỡ, đối thoại với các tổ chức, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước; xúc tiến quảng bá các tiềm năng đầu tư tại tỉnh Bình Thuận; cơ hội để các nhà đầu tư chiến lược chia sẻ tầm nhìn và các kinh nghiệm đầu tư tại một số địa phương có các điều kiện tương đồng với tỉnh.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư lần này, tỉnh Bình Thuận chú trọng kêu gọi đầu tư vào 3 lĩnh vực cốt lõi:

Du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp, thương mại, khu đô thị, khu dân cư:

Du lịch được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi của tỉnh Bình Thuận. Thông qua Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019, tỉnh Bình Thuận sẽ hiện thực hóa Quyết định số 1772/QĐ-TTg về việc quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Tập trung kêu gọi các dự án du lịch cao cấp, các khu vui chơi – giải trí cao cấp, các dự án thương mại, đô thị, khu dân cư. Ưu tiên kêu gọi đầu tư các dự án đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển trung tâm du lịch – thể thao biển mang tầm quốc gia. Xây dựng gắn kết giữa quy hoạch phát triển du lịch và phát triển đô thị biển, hạ tầng đô thị kết hợp du lịch. Phát triển thương hiệu du lịch "Hàm Tiến - Mũi Né" là điểm đến ưa chuộng của nhiều du khách quốc tế
Thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ để phát triển tỉnh Bình Thuận thành một điểm đến hấp dẫn, tạo ra các địa điểm vui chơi, giải trí phục vụ ngành du lịch để có cơ sở tăng thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch đến tỉnh.
Ưu tiên kêu gọi các dự án du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại huyện đảo Phú Quý đảm bảo các tiêu chí về thân thiện môi trường, bảo tồn hệ sinh thái biển đảo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế biển cho toàn tỉnh. Kêu gọi đầu tư các dự án dịch vụ du lịch, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ, kinh doanh hỗ trợ trong lĩnh vực du lịch vào ban đêm, nhằm thúc đẩy kinh tế ban đêm của địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 6433/VPCP-QHĐP ngày 19/7/2019.


Công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo:

Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng đang đóng góp khoảng 31% vào GRDP của tỉnh. Đặc biệt, tỉnh Bình Thuận được quy hoạch là trung tâm năng lượng quốc gia với tổng công suất trên 12.000 MW vào năm 2020. Năm 2018, tổng sản lượng điện của toàn tỉnh đạt khoảng 13.565 triệu KW, tăng 40% so với năm 2017.

Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 108 dự án năng lượng tái tạo đăng ký đầu tư (88 dự án điện mặt trời và 20 dự án điện gió) với tổng công suất khoảng 6.858 MWp và tổng vốn đầu tư là 175.906 tỷ đồng. Trong đó, đã có 39 dự án đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư (26 dự án điện mặt trời và 13 dự án điện gió) với tổng công suất 1.832 MWp và tổng vốn đầu tư là 59.000 tỷ đồng.

Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu:

Tỉnh Bình Thuận có nguồn tài nguyên nông nghiệp (đất, nước, khí hậu thời tiết) khá đa dạng, có lợi thế nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của các loại nông sản (thanh long, giống thủy sản, thủy sản nước lạnh, cây dược liệu…).

Lĩnh nông-lâm-thủy sản nghiệp đóng góp khoảng 28% vào GRDP, giải quyết việc làm hơn 60% lực lượng lao động của địa phương. Thời gian qua Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm chỉ đạo ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đã hình thành nhiều mô hình, vùng nông nghiệp ứng dụng cộng nghệ cao (vùng thanh long an toàn, sản xuất giống lúa mới, giống vật nuôi, vùng rau an toàn, tôm giống, vùng sản xuất thịt lợn an toàn dịch bệnh,…), nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao, góp phần phát triển bền vững nông nghiệp của tỉnh.

ST